• Site
  • Web
Tìm
Chi tiết tin tức
Lá phổi xanh giữa lòng khu công nghiệp
Người đăng: ... .Ngày đăng: 19/08/2016 .Lượt xem: 442 lượt.
UBND xã Tam Hiệp cách trung tâm huyện lỵ Núi Thành khoảng 2 km về phía Bắc. Từ UBND xã Tam Hiệp, đi về phía Đông theo đường bê tông nông thôn khoảng 700 mét (hướng ra bờ sông) là đến địa điểm di tích Gành đá Miếu Bà. Di tích hiện đã được UBND huyện Núi Thành đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam công nhận di tích cấp tỉnh năm 2016.
        Bình yên một góc trời.

        Có lẽ không một vị khách nào khi đặt chân đến Gành đá Miếu Bà mà không có một cảm giác bồi hồi xúc động và gần gũi với thiên nhiên đến thế! Đó là một cảm giác bình yên đến lạ lùng, bởi giữa lòng khu công nghiệp là cả một khu rừng ngập mặn với hệ sinh thái đa dạng, là nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài cá, hệ thực vật chủ yếu là đước và mắm. Nơi đây gắn với cảnh quan đẹp và bầu không khí trong lành đã góp phần điều hòa khí hậu trong vùng cũng như ngăn bụi và khí độc từ khu công nghiệp.

          Tích xưa lưu truyền

        Có diện tích khoảng 6 ha (bao gồm trên đất và mặt nước). Khu vực Gành đá Miếu Bà trước đây, là rừng cây và đồi đá ven sông, nằm sát bên dòng sông Trường Giang, đan xen những tảng đá lớn xếp chồng lên nhau, tạo thành những hang động nhỏ, xung quanh có nhiều cây rừng tự nhiên che phủ. Tại nơi đây, vào khoảng thời gian trước năm 1930, người dân trong vùng lập miếu thờ Bà để cầu mong sự an lành cho xóm làng nên có tên gọi là Miếu Bà. Bên cạnh miếu có hai cụm đá lớn, bên trên có những vết nứt thẳng tắp và có một vết lún giống như hai bàn chân người; tục truyền là do vị thần chuyển đá về núi bị đứt dây ràng (vết nứt thẳng là vết dây ràng) trên đường đi, một đầu rớt ở Miếu Bà, một đầu rớt ở ngoài lòng sông Trường Giang (cụm đá Cồng Cộc, cách Miếu Bà khoảng 500 mét); vết lún trên đá là dấu chân vị thần. Phải chăng “Bà” ở đây là một vị nữ thần theo quan niệm lâu đời của dân làng trong tín ngưỡng dân gian của người Việt như câu chuyện về thần núi, nên đã lập miếu thờ. Vì Miếu Bà nằm trong quần thể gành đá nên dân làng thường gọi là Gành đá Miếu Bà. Hiện tại, do chiến tranh tàn phá nên ngôi miếu không còn nguyên vẹn, chỉ còn nền, móng của miếu, nằm cạnh hai đồi đá và cây đa cổ thụ; gần mép sông còn một số cây mắm, cây giá lâu năm, xen lẫn những cây con đang phát triển tạo thành vùng cây ngập mặn xung quanh đồi đá.

          Một thời đấu tranh khốc liệt

        Gành đá Miếu Bà là vùng đất được hình thành từ lâu đời, vào năm 1939, nơi đây thuộc làng Vân Trai, Tổng Đức Hòa, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam (nay là thôn Vân Thạch, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam; làng Vân Trai và làng Thọ Khương (thôn Thọ Khương, xã Tam Hiệp) là hai làng kề nhau, là nơi nhân dân có truyền thống yêu nước và sớm có phong trào cách mạng do Đảng lãnh đạo. Tháng 3 năm 1938, chi bộ ghép Vân Trai – Thọ Khương được thành lập, có 6 đảng viên, do đồng chí Phan Khắc (Thêm) làm Bí thư. Đây là chi bộ đầu tiên của xã ra đời, đánh dấu bước chuyển biến căn bản phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Tam Hiệp nói chung và Vân Trai nói riêng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Gành đá Miếu Bà là vùng đất được hình thành từ lâu đời, vào năm 1939, nơi đây thuộc làng Vân Trai, Tổng Đức Hòa, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam (nay là thôn Vân Thạch, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam; làng Vân Trai và làng Thọ Khương (thôn Thọ Khương, xã Tam Hiệp) là hai làng kề nhau, là nơi nhân dân có truyền thống yêu nước và sớm có phong trào cách mạng do Đảng lãnh đạo. Tháng 3 năm 1938, chi bộ ghép Vân Trai – Thọ Khương được thành lập, có 6 đảng viên, do đồng chí Phan Khắc (Thêm) làm Bí thư. Đây là chi bộ đầu tiên của xã ra đời, đánh dấu bước chuyển biến căn bản phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Tam Hiệp nói chung và Vân Trai nói riêng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

          Vào khoảng năm 1939, tại cơ sở Gành đá Miếu Bà, các đồng chí lãnh đạo Xứ ủy, Tỉnh ủy vừa trú ẩn, vừa thường xuyên tổ chức những cuộc họp kín để bàn kế hoạch phát triển lực lượng cách mạng và các hoạt động của Đảng. Gành đá Miếu Bà nằm sát bờ sông, thuận lợi giao lưu với các xã vùng Đông nên trở thành cửa ngõ quan trọng đưa, đón cán bộ chuyển vùng bằng đường thủy từ Vân Trai đi Diêm Trường, Xuân Quang, An Hòa và ngược lại. Tại cơ sở Gành đá Miếu Bà, cán bộ của Xứ ủy, Tỉnh ủy, Phủ ủy về đứng chân chỉ đạo phong trào và các cuộc họp do các đồng chí chủ trì tổ chức đều được bảo vệ an toàn và bí mật. Những cuộc mittinh lớn trên địa bàn vẫn được diễn ra theo kế hoạch, các lãnh đạo trú ẩn tại đây thường xuyên tổ chức chủ trì đơn cử như những cuộc mittinh ở Cồn Giữa, Vũng Điệp trên sông Trường Giang, ở Hóc Băng - Thọ Khương… trong các năm 1941, đầu năm 1942, do các đồng chí Phạm thị Cơ, Phan Tốn đến diễn thuyết, phát động tinh thần yêu nước, giải thích đường lối cứu quốc, Chương trình và Điều lệ của Mặt trận Việt Minh… có hàng trăm quần chúng tham dự. Các cuộc mitting đã tác động rất lớn đến tinh thần đấu tranh của nhân dân Tam Hiệp; các chi bộ ra sức phát triển Đảng viên.

          Như vậy, tại cơ sở bí mật Gành đá Miếu Bà không những đã làm tốt việc nuôi giấu, bảo vệ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Xứ ủy, Tỉnh ủy, Phủ ủy trong thời kỳ hết sức khó khăn của cách mạng mà còn là mắc xích quan trọng, vững chắc, gắn kết có hiệu quả với các cơ sở cách mạng trong hành lang tuyến an toàn, bí mật của xã và các xã bạn lúc bấy giờ. Hành làng ấy đã trở thành “địa đạo” trên mặt đất, “địa đạo lòng dân” đã góp phần tạo nên những kết quả hết sức to lớn đối với việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng tại địa phương. Lịch sử phong trào đấu tranh cách mạng xã Tam Hiệp đã đánh giá: “Nhờ có hành lang an toàn đó, các cơ quan Xứ ủy, Tỉnh ủy, bộ phận ấn loát của Xứ ủy được bảo vệ an toàn, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo thông suốt của Xứ ủy, Tỉnh ủy trong thời điểm khó khăn nhất của phong trào cách mạng” đã góp phần rất quan trọng vào thắng lợi của Cách mạng tháng 8 năm 1945 đối với địa phương và cả nước.

          Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Gành đá Miếu Bà tiếp tục là cửa ngõ quan trọng để tàu thuyền cách mạng ra vào chở vũ khí, thực phẩm… để dự trữ vào các kho tại nhà dân trong vùng, riêng vũ khí, đạn dược chỉ chứa tại ngôi miếu và hang đá ở Gành đá Miếu Bà có người của cơ quan liên lạc đường thủy miền Nam Trung bộ (trực thuộc Trung ương Cục miền Nam) canh gác thường xuyên, sau đó chuyển ra chiến trường khu V phục vụ kháng chiến. Đoàn thuyền vận chuyển (loại thuyền buồm lớn), sau khi bốc hàng lên bờ thì được cất giấu vào rừng mắm bên cạnh đồi đá để ban đêm trở ra lại khu IV tiếp tục những chuyến hàng tiếp theo. Theo thủy thủ đoàn lúc ấy, gọi là đoàn thuyền “không số”, vì không có ký hiệu trên thuyền, mỗi thuyền có khoảng 15 đến 20 thủy thủ giỏi về sông, biển vào đội “cảm tử quân” đi từ Nghệ An vào An Hòa và ngược lại, mỗi lần thuyền xuất quân đều có làm lễ tuyên thệ, truy điệu trước khi rời bến; trường hợp khi bị địch phát hiện trên biển, không thoát được thì đâm chìm thuyền để phi tang.

          Giai đoạn năm 1954 - 1975, với vị trí trung tâm, rất thuận đường di chuyển nhờ lợi dụng địa hình sông nước, rừng mắm ven sông để liên hệ với các cơ sở xung quanh phía Nam và phía Bắc. Do đó, Gành đá Miếu Bà lại được Đội công tác Lý Tín chọn làm nơi trú ẩn, liên lạc với các xã vùng Đông, đưa đón cán bộ, điểm hội quân với đơn vị Đặc công 409 (Quân Khu V), Huyện đội Nam Tam Kỳ… để tiến hành các trận đánh bất ngờ vào sân bay trong căn cứ Chu Lai, quận Lý Tín, Hội đồng xã Kỳ Xuân… và tổ chức các đợt diệt ác, phá kèm ở xã Kỳ Khương, xã Kỳ Xuân rất thành công. Trong suốt thời kỳ này, Gành đá Miếu Bà còn là điểm trung chuyển trong đường dây đưa những người thanh niên yêu nước đi theo tiếng gọi của Đảng từ các xã vùng Đông lên vùng căn cứ cách mạng, nhất là xã Kỳ Xuân (Tam Giang), xã Kỳ Hòa (Tam Hải). Ban đêm, cơ sở dùng thuyền đưa đến Gành đá Miếu Bà, đi đường bộ dọc bờ sông về phía Bắc, theo mương ông Kế (Nguyễn Kế - cơ sở cách mạng), vượt đường Quốc lộ 1A để thoát ly lên vùng giải phóng tham gia cách mạng và bí mật trở về để xây dựng cơ sở, phong trào cách mạng ở địa phương. Đường dây này do cơ sở của xã Kỳ Xuân và xã Kỳ Khương đảm trách, được thực hiện từ năm 1959 cho đến 1975, vẫn giữ được bí mật và an toàn.

        Giá trị hiện có

        Từ những cơ sở nêu trên cho thấy, di tích Gành đá Miếu Bà là nơi ghi lại nhiều dấu tích hoạt động cách mạng ở địa phương qua các thời kỳ kháng chiến chống ngoại xâm, xuyên suốt từ trước năm 1945 cho đến ngày toàn thắng 1975, do Đảng ta lãnh đạo với những đặc điểm nổi bật của từng thời kỳ đã góp phần tạo nên những chiến công to lớn trong công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng như phần trên đã phân tích và đánh giá. Đồng thời, nơi đây còn lưu giữ lại được dấu nét văn hóa truyền thống trong tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam, phản ánh ước nguyện tâm linh của con người trong những giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội, làm cơ sở cho việc nghiên cứu lâu dài sau này. Mặt khác, Gành đá Miếu Bà còn là một thắng cảnh của quê hương; có đồi đá, hang động, cây đa cổ thụ và khu rừng ngập mặn, ẩn mình bên dòng sông Trường Giang với không khí trong lành, mát mẽ… cần được bảo tồn và phát huy.

        Khát vọng giữ gìn

        Việc công nhận di tích gành đá Miếu Bà là di tích lịch sử cách mạng để lưu giữ, tôn tạo là việc làm rất đúng đắn và hết sức cần thiết, nhằm khắc ghi những dấu tích minh chứng cho những cuộc đấu tranh đầy hy sinh, gian khổ, mất mát nhưng rất quả cảm, oanh liệt và hào hùng của thế hệ cha ông đã góp phần to lớn trong công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, vì sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Đảng, của dân tộc. Đây là sự trân trọng biết ơn của chúng ta đối với các anh hùng, liệt sỹ, đối với nhân dân đã hết lòng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của quê hương, của Tổ quốc, là biểu hiện của đạo lý “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”.

        Đặc biệt, trong giai đoạn hội nhập hiện nay, khu di tích gành đá Miếu Bà được công nhận, bảo tồn và tôn tạo thì ngoài tác dụng về mặt giáo dục lòng yêu nước, giáo dục truyền thống và lý tưởng cách mạng, tăng thêm sức mạnh cho thế hệ trẻ vững bước đi lên trên con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn và chống lại các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch muốn xóa nhòa lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng; khu vực Miếu Bà còn là điểm thắng cảnh của quê hương, nơi lưu giữ nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống dân gian của Việt Nam, sẽ góp phần cân bằng về môi trường, sinh thái trước sự phát triển ngày càng nhiều của các khu công nghiệp vả những áp lực căng thẳng do những thay đổi về môi trường cuộc sống trên địa bàn.

        Những đóng góp nói trên sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển toàn diện và bền vững của Quảng Nam nói chung và khu Kinh tế mở Chu Lai nói riêng trên bước đường phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập...

        Minh Lý

Nguồn tin: Đài TT-TH Núi Thành (khai thác nguồn Website huyện Núi Thành)
[Trở về]

Các tin mới hơn:
Khám bệnh, tư vấn chăm sóc sức khỏe cho nhân dân xã đảo Tam Hải (03/10/2024 )
Núi Thành tiếp nhận hơn 1 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục thiên tai (30/09/2024 )
Xã đảo Tam Hải “chờ” nước sạch (23/09/2024 )
Xã Tam Giang nhất toàn đoàn Giải cầu lông - cờ tướng đảng viên huyện Núi Thành (23/09/2024 )
Cẩm Nhung, nữ sinh Núi Thành thủ khoa đầu ra ngành Tâm lý học VNU-USSH (23/09/2024 )
Lan tỏa lòng nhân ái từ "Bếp chay 0 đồng" ở thị trấn Núi Thành (23/09/2024 )
Núi Thành vinh danh những tấm gương hiếu học, dạy giỏi (19/09/2024 )
Núi Thành: bảo đảm an toàn neo đậu tàu, thuyền ứng phó mưa bão (19/09/2024 )
Núi Thành: Tiếp nhận 173 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục thiên tai (19/09/2024 )
Áp thấp nhiệt đới di chuyển nhanh, sắp mạnh lên thành bão (18/09/2024 )
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Cứu kịp thời 1 ngư dân Núi Thành nghi bị tai biến ở Hoàng Sa (19/08/2016 )
Tăng cường công tác phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết (18/08/2016 )
Cho tròn đạo hiếu (18/08/2016 )
Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong Khu kinh tế mở Chu Lai (18/08/2016 )
Chơi Pokémon Go - vật ảo, tác hại thật (15/08/2016 )
Núi Thành đầu tư Phát triển thể dục, thể thao (15/08/2016 )
Núi Thành: Tổ chức khai giảng lớp đào tạo nghề cho nông dân (12/08/2016 )
Gọi giấc Hòn Mang (10/08/2016 )
Huyện Núi Thành khai mạc giải bóng đá thanh niên năm 2016. (10/08/2016 )
Đánh thức tiềm năng du lịch Núi Thành (09/08/2016 )
    
1   2  
    
http://www.nuithanh.quangnam.gov.vn


Xem lịch âm