• Site
  • Web
Tìm
Chi tiết tin tức
Về Tam Tiến nghe huyền thoại Thầy Lánh
Người đăng: ... .Ngày đăng: 30/09/2016 .Lượt xem: 323 lượt.
Tam Tiến vùng đất đầy cát và gió biển, về với Tam Tiến điều đầu tiên bạn có thể cảm nhận là sự thân thiện và hiền hòa của những người dân nơi đây, vùng đất với nhiều di tích lịch sử như Mộ Chí sĩ Phan Bá Phiến, Chứng tích Lùm Tràm và những câu chuyện huyền thoại...

        Được truyền từ đời này sang đời khác “gợi cho ta nhiều điều suy ngẫm về thực hư”, trong những câu chuyện ấy là những việc làm của những người đi trước được người dân kể lại mang đậm chất nhân văn, đề cao lẽ phải, đạo lý làm người, nó góp phần vào việc giáo dục truyền thống tốt đẹp, giữ gìn thuần phong mỹ tục cũng như nét đẹp văn hóa ở địa phương.

        Về Tam Tiến nghe “huyền thoại Thầy Lánh”. Thầy Lánh-nhân dân địa phương thường gọi là Đức Thầy (hay còn gọi là thầy Thím). Theo nhân dân địa phương cho biết, ông là người họ Nguyễn Văn ở Tam Tiến, huyện Núi Thành. 

        Tích xưa lưu truyền, ông sinh vào những năm đầu của triều Nguyễn. Thuở ấu thơ, ông là người cần mẫn, ham học hỏi và có ý chí giúp đời. Mộng lớn chưa thành, tuy còn nhỏ tuổi, nhưng gặp phải cảnh nhà đau thương, cha mẹ đột ngột qua đời vì bạo bệnh. Là người con hiếu thảo, ông phải sống tại quê nhà để thọ tang cha mẹ. Lúc này quê hương ông đang gặp phải hạn hán, mất mùa, đời sống nhân dân lâm vào cảnh cơ cực. Thấu nổi lòng dân, ông lập đàn cầu khấn mong cho “mưa thuận, gió hoà”. Đem nước tưới cho những cánh đồng khô hạn. Động tới lòng trời, sấm chớp, mây đen che phủ bầu trời, mưa trút xuống tắm mát lòng đất và người, cây cối đâm chồi nẩy lộc. Từ đó, ông được nhân dân tôn vinh là người có phép thuật tài tình, gọi là thầy Lánh, thầy Thím hay Đức Thầy.

        Về phép thuật của ông, hiện nay trong nhân dân tỉnh Quảng Nam nói chung, hyện Núi Thành nói riêng, có nhiều huyền thoại về tài dụng phép biến hoá khôn lường.

        Tam Tiến trước đây là một vùng quê nghèo, vì thế mỗi lần hội làng chưa có chỗ để cúng tế trang trọng, họ mong sao dân làng ăn nên làm ra để góp công của xây dựng một ngôi đình làng khang trang bề thế để có chỗ thờ cúng tiền nhân, hội họp dân làng, như các làng lân cận. Cảm thông với nổi lòng của dân làng đối với thần linh, bổng đâu trong đêm trời bổng kéo mây đen che phủ, sấm chớp liên hồi, như báo trước điềm bất thường. Quả nhiên, sau khi trời quang, mây tạnh, bình minh ló dạng, nhân dân trong làng nhìn thấy một ngôi đình mới khang trang nằm ngay trên mảnh đất trống ở giữa làng, còn ngôi đình đơn sơ trước kia không còn nhìn thấy nữa.

         Dân làng kính phục và vui mừng khôn xiết; nhưng niềm vui ấy chưa được bao lâu, tin đồn ông đánh cắp đình được cấp báo về kinh và được quan triều đình trình tấu lên vua. Tuy không tin là sự thật, nhưng vua vẫn xa giá đến nơi để xem thật hư ra sao. Khi vua vừa đến nơi, ông liền đến quỳ trước mặt vua để xin đại xá cho dân làng và nhận mọi tội lỗi về mình. Về truyền thuyết này, có người kể rằng, dân làng nơi mất đình (đình Trà Luông ở Duy Nghĩa, Duy Xuyên ngày nay) biết nơi đem đình về, kiện lên quan Tổng đốc Quảng Nam, quan đưa lính về bắt và giải ông về kinh.

        Vua biết được điều này không phải là trọng tội, nhưng tha tội cho ông, để sau này ông dùng phép thuật làm những điều không có lợi cho an sinh quốc gia thì khó lường, bởi vậy, Vua định xuống chiếu nghiêm trị, nhưng cảm thông với việc làm vì dân làng và ái mộ khí phách quân tử của ông, Vua gia ân cho ông “Tam ban triều điển”, ông được chọn một trong ba hình thức tội tử hình: xử trảm, uống thuốc độc hoặc thắt cổ tự vẫn. Một thoáng suy nghĩ, ông chọn hình thức thứ ba. Mầu nhiệm thay! Khi miếng vải điều đến tay ông, bổng biến thành một con rồng, nâng ông bay bổng lên không trung trước sự kinh ngạc của vua quan và dân làng. Khi bay lên không, ông đánh rơi một chiếc hài, như để lại một kỷ vật thay cho lời từ biệt quê hương. Còn ông cởi mây bay về phương Nam. Từ đó, ông lập nghiệp tại Hàm Tân, Bình Thuận. 

        Tại Hàm Tân, ngày ngày ông cùng dân làng đốt củi, đóng ghe, bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Theo dân gian địa phương Hàm Tân truyền lại, ngày ngày đi làm, ông luôn mang theo bên mình một quả bầu khô, bởi theo họ ông có phép thuật “gieo đậu thành binh”. Sau đó, tiếng đồn về tài chữa bệnh của ông lan xa, để tránh sự chú ý của mọi người, ông dời nhà vào rừng sâu sinh sống. Với dân làng, ông là người đức độ, có lòng thương người, căm ghét và hay trừng trị những bọn gian tham, trừ khử thú dữ, giữ yên xóm làng. Vào một ngày mùa Thu, ông qua đời, tin buồn loan đi, nhân dân kéo nhau vào nơi ông ở thì thấy một ngôi mộ bằng cát trắng, theo dân gian ngôi mộ được thú rừng vun đắp cho ông. Hắng năm, vào ngày mùng 5 tháng Giêng, nhân dân địa phương thường thấy có đôi Bạch, Hắc Hổ thường xuyên bay về tảo mộ. Sau khi đôi Bạch Hắc Hổ qua đời, dân làng an táng nó ngay tại ngôi mộ của ông để tưởng nhớ đến hai con vật có nghĩa này.

        Hiện nay, tại Tam Tiến vẫn còn lại giếng nước, nhân dân quen gọi là giếng thầy và một mảnh vườn với vài phiến đá, dấu tích của ngôi đình - đình Trà Luông như truyền thuyết dân gian về lai lịch ngôi đình xưa. Để tỏ lòng biết ơn về công lao của ông, nhân dân địa phương góp công góp của xây dựng đền thờ ở khu Bầu Cái, gần nơi ông mất. Hằng năm, vào ngày mùng 9 âm lịch là lễ tế Thu của ông. Với nghĩa cử tốt đẹp và tình yêu quê hương, nhân dân của ông vẫn được lưu truyền và ca ngợi, vì vậy, đến đời vua Thành Thái năm thứ 18, triều đình cho xem lại án xử trước đây và ban sắc phong cho ông và vợ: “Chí đức tiên sinh, Chí nương nương tôn thần”. 

        Truyền thuyết, huyền thoại về thầy Lánh thật hư thế nào cần suy gẫm, nhưng có điều những việc làm của ông đã được nhân dân địa phương lưu truyền đến ngày nay. Nội dung những câu chuyện kể về việc làm của ông đều mang tính tích cực và nhân văn, đề cao lẽ phải, đạo lý người đời... góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp, giữ gìn vốn thuần phong mỹ tục cũng như nét đẹp văn hoá của làng quê xứ Quảng.

         Minh Lý

Nguồn tin: Đài TT-TH Núi Thành (khi thác nguồn Website huyện)
[Trở về]

Các tin mới hơn:
Khám bệnh, tư vấn chăm sóc sức khỏe cho nhân dân xã đảo Tam Hải (03/10/2024 )
Núi Thành tiếp nhận hơn 1 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục thiên tai (30/09/2024 )
Xã đảo Tam Hải “chờ” nước sạch (23/09/2024 )
Xã Tam Giang nhất toàn đoàn Giải cầu lông - cờ tướng đảng viên huyện Núi Thành (23/09/2024 )
Cẩm Nhung, nữ sinh Núi Thành thủ khoa đầu ra ngành Tâm lý học VNU-USSH (23/09/2024 )
Lan tỏa lòng nhân ái từ "Bếp chay 0 đồng" ở thị trấn Núi Thành (23/09/2024 )
Núi Thành vinh danh những tấm gương hiếu học, dạy giỏi (19/09/2024 )
Núi Thành: bảo đảm an toàn neo đậu tàu, thuyền ứng phó mưa bão (19/09/2024 )
Núi Thành: Tiếp nhận 173 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục thiên tai (19/09/2024 )
Áp thấp nhiệt đới di chuyển nhanh, sắp mạnh lên thành bão (18/09/2024 )
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Quảng Nam: Kết nối tam giác biển đảo Cù Lao Chàm-Tam Hải-Lý Sơn (23/09/2016 )
Ủy ban Mặt trận TQVN thị trấn Núi Thành tổ chức phát động CVĐ “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đô thị văn minh” (23/09/2016 )
TIN ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI GẦN BỜ (12/09/2016 )
Đã xác định được nguyên nhân gây nhiễu sóng ở Hội An (30/08/2016 )
Đài truyền thanh một số nơi ở Hội An bị nhiễu sóng tiếng Trung Quốc (30/08/2016 )
Trò chơi ảo, hệ lụy thật! (26/08/2016 )
Hội Cựu Chiến binh 5 xã thuộc cụm thi đua số 2 giao lưu thể thao - văn nghệ (26/08/2016 )
Núi Thành: Tổ chức chiến dịch “Hành quân xanh – 2016” (26/08/2016 )
Liên hoan văn nghệ các Tôn giáo huyện Núi Thành lần thứ I năm 2016 (26/08/2016 )
Lá phổi xanh giữa lòng khu công nghiệp (19/08/2016 )
    
1   2   3  
    
http://www.nuithanh.quangnam.gov.vn


Xem lịch âm