• Site
  • Web
Tìm
Chi tiết tin tức
Trang sách và Tuổi thơ
Người đăng: Kiều Nguyễn .Ngày đăng: 15/12/2021 .Lượt xem: 221 lượt.
Vài ba mươi năm trở về trước, sách đối với tuổi thơ là một người bạn lớn, gần gũi và vô cùng thân thiết. Trong chúng ta ai đã từng đi qua tuổi thơ mà không có vài cuốn sách trong người, không mua được thì cũng phải mượn cho được, không mượn được thì phải “thuê”của bạn cho được bằng cách trao đổi trái xoài, trái ổi, con cá lia thia, con chim dồng dộc… để mỗi trưa hè ngồi đọc dưới bóng cây, hay là v

Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thiếu niên trong nhà trường, trong gia đình và xã hội là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, nó mang tính quyết định tương lai tươi sáng của đất nước và dân tộc. Những biểu hiện vi phạm về pháp luật, đạo đức của thanh thiếu niên gần đây đã mang tính thời sự. Rồi hiện tượng trẻ em hư như nói dối, nói tục, ăn cắp, ăn trộm, trốn học, bỏ nhà đi lang thang, nghiện hút, thậm chí có những hành động côn đồ như hành hung bạn bè, thầy cô, người già ... đã xảy ra, không chỉ ở những gia đình thiếu quan tâm đến con cái mà cả ở những gia đình được coi là có gia giáo.Đây không chỉ là mối quan tâm của các bậc cha mẹ mà còn là mối lo chung của toàn xã hội. Phải công nhận rằng việc giáo dục trẻ em của ta hiện nay đang chịu ảnh hưởng to lớn của môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội đang biến động từng ngày một cách sâu sắc, bên cạnh những mặt tích cực còn có đôi điều ảnh hưởng một cách bất lợi cho đời sống trẻ thơ.
Tuổi thơ rất nhạy cảm với các vấn đề trong lĩnh vực tri thức cũng như trong các mối quan hệ xã hội. Khi từ buổi ban đầu cắp sách đến trường, các em đã đến với trang sách bằng những truyện tranh đây là lúc các em “xem hiểu nhiều hơn là đọc hiểu”. Nhận thức đó được tăng dần cả bề rộng lẫn chiều sâu theo tuổi, theo lớp và được bổ trợ bằng nhiều hình thức khác như lời giảng của thầy cô, thực tế của cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày, tình cảm bạn bè, gia đình,... Sách báo mở mang trí tuệ và đồng thời trở thành động lực thúc đẩy phát triển trí tuệ, tình cảm, đạo đức. Nó trở thành người thầy và cũng là người bạn tin cậy của các em. Nếu sách báo tốt, phù hợp với tâm lí lứa tuổi, trình độ các em sẽ nhận thức và hành động theo điều hay, lẽ phải. Ngược lại, nếu có các nội dung xấu, không phù hợp sẽ gây ra những điều có hại. Trẻ em nhận thức bằng trực quan vừa tinh nhạy, vừa sâu sắc hơn bằng những lời khuyên bảo, thuyết lí chung chung. Muốn giáo dục con em tốt không gì bằng bố mẹ nêu gương với những hành động cụ thể hằng ngày của mình. Lời nói cử chỉ cách sống của nhân vật trong sách, trong phim ảnh dễ gây được ấn tượng sâu sắc ở các em. Những ấn tượng ấy có thể in dấu suốt cuộc đời các em. Chúng ta, những người lớn tuổi đã qua bao năm rồi mà vẫn còn nhớ như in từng bài thơ, từng câu chuyện cổ tích đã đọc được từ thuở mới cắp sách đến trường. Như vậy sách báo đối với tuổi thơ nó có tác dụng giáo dục thật là to lớn. 
Đành biết rằng trong những năm gần đây, ngành giáo dục có phát động phong trào xây dựng thư viện trường học đạt chuẩn và kết quả về con số cũng rất là khả quan. Nhưng đó chỉ là bề mặt, là “con số khô khan”  như vốn có của con số tự nhiên. Vì  trong nhà trường phổ thông hiện nay, các em không có thói quen đọc sách.  Học sinh chỉ sử dụng sách giáo khoa để học tập là chủ yếu. Còn vấn đề  đọc  sách tham khảo, đọc các loại  truyện, sách báo  thì rất hạn chế, nhất là các tiểu thuyết văn học thì còn vô cùng rất xa lạ đối với các em. Trong phần nhiều của “ít ỏi”  ham đọc của ít ỏi ấy là các em thích đọc truyện tranh của nước ngoài. Nguyên nhân của tình trạng này thì rất nhiều, nhưng  tựu trung lại thì chỉ có hai nguyên nhân chính:
Thứ nhất là học sinh bây giờ không có thời gian rỗi để đọc truyện vì lượng thời gian đã tập trung quá nhiều cho thòi gian học văn hóa (học chính khóa và học thêm) mà mục đích của việc học này chủ yếu là để thi cho đỗ. 
Thứ hai ở các vùng nông thôn thì thư viện của nhà trường lại nghèo nàn về sách và “trắng” các báo dành cho các em, như: Nhi đồng, Thiếu niên Tiền phong, Tiền Phong, Mực tím, Khăn quàng đỏ, Áo Trắng... Cán bộ thư viện không có nghiệp vụ-chuyên môn nên hoạt động thư viện chỉ tập trung làm nhiệm vụ phân phối sách giáo khoa cho giáo viên và học sinh. Không có kinh nghiệm trong việc tổ chức các loại hình hoạt động về Sách, như: giới thiệu sách, giới thiệu tác giả - tác phẩm, bình thơ, bình truyện, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về sách nhân các ngày kỷ niệm lớn trong năm...
Trong mấy năm gần đây có thêm một hình thức  đã và đang thu hút các em đến với sách, sử dụng sách đó là những cuộc thi kể chuyện theo sách do ngành giáo dục - đào tạo và ngành văn hóa tổ chức, phong trào này đang tập họp được các em tham gia. Chính phong trào này đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục thiếu nhi. Trên thực tế các em đạt giải trong các kì thi kể chuyện theo sách đều là những em học sinh giỏi toàn diện. Cùng với cuộc thi này còn có thêm  các hình thức khác như vẽ theo sách, làm theo sách, thiết kế mô hình theo sách ... nên phát huy được tính năng động, khéo tay của các em vì trên thực tế có em “kể” không hay nhưng thực hành theo sách thì giỏi điều này cũng phù hợp với phương châm “học đi đôi với hành”.
Cái quyết định cao hơn nữa  đã có một số thầy cô là những tấm gương đọc cho học sinh noi theo. Và không những  đọc tốt mà thầy cô còn đã biết giáo dục các em đọc tốt, biết khơi dậy niềm đam mê đọc và làm theo sách, báo.
Thiết nghĩ, trước những ảnh hưởng xấu của các tệ nạn xã hội đối với tuổi thơ thì  mỗi ngành, mỗi cấp,  mỗi gia đình tiếp tục tăng cường trách nhiệm, tìm mọi biện pháp giáo dục các em bằng nhiều hình thức khác nhau. Các thư viện, tủ sách dù thuộc cơ quan chủ quản nào cũng hãy dùng sách báo sẵn có của mình để phục vụ cho các em. Đem sách tốt đến cho các em, hướng dẫn, động viên các em làm theo sách, tạo ra được mối quan hệ khăng khít giữa sách báo với tuổi thơ, làm sao để sách báo trở thành là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống của các em, như nhà văn M.Gorki  đã nói “Hãy yêu sách vì sách là nguồn tri thức. Chỉ có tri thức mới làm cho chúng ta thành người có tinh thần vững mạnh, chính trực, khôn ngoan, biết yêu thiết tha con người và thành tâm, thành ý thưởng thức những thành quả đẹp đẽ, vĩ đại nhờ lao động không ngừng của con người”.

Tác giả: Lê Văn Huân
Cổng TTĐT Núi Thành

[Trở về]

Các tin mới hơn:
Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 gồm 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn (30/11/2023 )
Ngăn chặn ma túy xâm nhập học đường (29/11/2023 )
[Infographic] - Sở Giáo dục và đào tạo Quảng Nam tổ chức tuyển dụng viên chức năm 2023 (23/11/2023 )
Lặng lẽ dâng hương cho đời (20/11/2023 )
Tâm tình "người lái đò"… (20/11/2023 )
Tuyển sinh vào lớp 10: Đồng thuận cao với phương án thi và xét tuyển (15/11/2023 )
Bộ GD-ĐT tổ chức cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” (18/10/2023 )
Sôi động "sân chơi" của đội viên đất Quảng (17/10/2023 )
Xây dựng trường học không khói thuốc (05/10/2023 )
[Infographic] - Mức thu và hỗ trợ học phí đối với trẻ mầm non, học sinh phổ thông năm học 2023 - 2024 (04/10/2023 )
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9  
    
Các tin cũ hơn:
Núi Thành trao Giải thưởng khuyến học Võ Chí Công cho 43 cá nhân (03/12/2021 )
SÁCH MỚI MỖI TUẦN (25/11/2021 )
GHI VỘI Ở TRƯỜNG XƯA (16/11/2021 )
Núi Thành cho phép học sinh đi học lại từ 15.11 (15/11/2021 )
Núi Thành có 40 trường đang dạy học trực tuyến (11/11/2021 )
SÁCH MỚI MỖI TUẦN (09/11/2021 )
Núi Thành cho học sinh bậc mầm non đến THCS tạm nghỉ học (04/11/2021 )
60 tỷ đồng xây dựng mới Trường THPT Núi Thành (04/11/2021 )
SÁCH MỚI MỖI TUẦN (29/10/2021 )
SÁCH MỚI MỖI TUẦN (29/10/2021 )
    
1   2   3   4   5  
    
http://www.nuithanh.quangnam.gov.vn


Xem lịch âm