Chào mừng bạn đến với Trung tâm Văn hóa- Thể Thao và Truyền Thanh- Truyền Hình huyện Núi Thành
 
  • Site
  • Web
Tìm
Chi tiết tin tức
Khó xử lý nợ đọng nông thôn mới
Người đăng: Xuân Thương .Ngày đăng: 12/05/2023 .Lượt xem: 125 lượt.
Hiện nay, toàn tỉnh còn nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc chương trình nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 gần 192 tỷ đồng. Nhiều địa phương đang gặp khó trong việc cân đối nguồn lực tài chính để xử lý nợ.
Nhiều địa phương gặp khó trong việc cân đối nguồn lực xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc chương trình nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 (Ảnh minh họa). Ảnh: PV
Nhiều địa phương gặp khó trong việc cân đối nguồn lực xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc chương trình nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 (Ảnh minh họa). Ảnh: PV

Nợ nhiều nhưng khó giải quyết

Ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới (NTM) tỉnh thông tin, tính đến thời điểm này tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc chương trình NTM giai đoạn 2016 - 2020 của các địa phương là hơn 191,7 tỷ đồng, gồm: nợ thực hiện tiêu chí xã NTM hơn 160,2 tỷ đồng và nợ thực hiện tiêu chí huyện NTM gần 31,5 tỷ đồng.

Trong đó, nợ công trình đã quyết toán gần 41,4 tỷ đồng và nợ công trình chưa quyết toán hơn 150,3 tỷ đồng. “Đối với khoản nợ này, ngân sách trung ương và tỉnh không nợ, ngân sách cấp huyện nợ hơn 126,1 tỷ đồng, ngân sách cấp xã và các nguồn khác nợ gần 65,6 tỷ đồng” - ông Tấn nói.

Theo ông Ngô Tấn, qua làm việc với chính quyền các địa phương thì có 12 huyện, thị xã, thành phố gồm Phú Ninh, Duy Xuyên, Quế Sơn, Núi Thành, Đông Giang, Nông Sơn, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Điện Bàn, Hội An, Tam Kỳ không còn nợ hoặc còn nợ nhưng đã cân đối được nguồn, chờ quyết toán sẽ thanh toán nợ.

Trong khi đó, 6 huyện còn lại là Thăng Bình, Đại Lộc, Hiệp Đức, Tiên Phước, Tây Giang, Nam Giang khả năng cân đối trả nợ còn khó khăn. “Hầu hết địa phương còn nợ đọng xây dựng cơ bản đều chờ khai thác quỹ đất được mới có nguồn trả nợ. Tuy nhiên, việc khai thác quỹ đất hiện nay rất khó do thị trường bất động sản chững lại” - ông Tấn nói.

Chờ sự hỗ trợ

Theo lãnh đạo Văn phòng điều phối NTM tỉnh, trong số các huyện nêu trên thì Tiên Phước là địa phương còn nợ đọng xây dựng cơ bản nhiều nhất nhưng chưa có khả năng cân đối được nguồn để giải quyết.

Cụ thể, tổng số nợ của Tiên Phước là 56 tỷ đồng, trong đó nợ thực hiện tiêu chí xã NTM 22,9 tỷ đồng và nợ thực hiện tiêu chí huyện NTM 33,1 tỷ đồng. Sau khi đã cân đối, địa phương còn nợ khoảng 33,9 tỷ đồng, trong đó huyện nợ 25,5 tỷ đồng và các xã nợ 8,4 tỷ đồng.

Trước tình trạng trên, lãnh đạo huyện Tiên Phước đã báo cáo với Thường trực Tỉnh ủy tại cuộc họp ngày 20/10/2022 và Thường trực Tỉnh ủy thống nhất chủ trương hỗ trợ xử lý nợ khi xuất hiện nguồn tại Thông báo số 448 ngày 4/11/2022.

Ngoài Tiên Phước, sau khi cân đối, Tây Giang, Đại Lộc, Thăng Bình, Nam Giang mỗi địa phương còn nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc chương trình NTM giai đoạn 2016 - 2020 từ 12 - 16 tỷ đồng nhưng khó khăn trong việc tìm nguồn để xử lý.

Mới đây, tại cuộc họp với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn và lãnh đạo một số sở ban ngành liên quan, ông Ngô Tấn đề nghị UBND tỉnh xem xét cân đối nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí cho các địa phương đang gặp khó khăn trong việc xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản.

Theo ông Tấn, phương án được đưa ra là, đối với nợ của cấp huyện thì những địa phương thuộc khu vực đồng bằng do ngân sách cấp huyện cân đối xử lý; các huyện miền núi cao được ngân sách tỉnh hỗ trợ 50%; những huyện miền núi thấp được ngân sách tỉnh hỗ trợ 40%.

Đối với nợ của cấp xã, ngân sách tỉnh hỗ trợ 40%. Tổng kinh phí đề xuất ngân sách tỉnh hỗ trợ thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản cho các địa phương còn khó khăn khi cân đối là hơn 37,1 tỷ đồng, trong đó nhiều nhất là Tiên Phước với hơn 13,5 tỷ đồng.

Về nguyên tắc hỗ trợ, ông Ngô Tấn lưu ý, 100% công trình trong chương trình NTM giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn các huyện phải được phê duyệt quyết toán và ngân sách địa phương (cấp huyện, xã) phải có quyết định bố trí trả nợ ngân sách cấp mình thì mới được giải ngân phần ngân sách tỉnh hỗ trợ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn yêu cầu chính quyền cấp huyện và cấp xã phải chủ động tính toán bố trí nguồn lực xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc chương trình NTM giai đoạn 2016 - 2020. Đồng thời giao Sở Tài chính và Sở KH-ĐT cân đối nguồn, tham mưu UBND tỉnh xem xét hỗ trợ một phần kinh phí cho các địa phương còn nợ đọng nhiều nhưng khó khăn trong việc giải quyết...

 NGUYỄN SỰ
[Trở về]

Các tin mới hơn:
Bảo vệ môi trường tại các khu - cụm công nghiệp ở Núi Thành: Tăng cường đầu tư hạ tầng (15/07/2024 )
Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết kiểm tra các dự án trọng điểm tại Núi Thành (12/03/2024 )
Xã Tam Mỹ Đông công bố đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (29/01/2024 )
Xã Tam Giang công bố đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (19/01/2024 )
Núi Thành xây dựng huyện nông thôn mới (15/01/2024 )
Công nhận 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022 (13/12/2023 )
Xã Tam Anh Nam cơ bản đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao (05/12/2023 )
Phấn đấu đến cuối năm 2023, Quảng Nam có 130 xã đạt chuẩn nông thôn mới (29/11/2023 )
Thẩm định xã nông thôn mới nâng cao tại Tam Giang, Tam Mỹ Đông (30/10/2023 )
Núi Thành huy động hơn 4.490 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới (23/10/2023 )
    
1   2  
    
Các tin cũ hơn:
Tập trung xử lý nợ đọng nông thôn mới (25/04/2023 )
Phân bổ vốn ngân sách Trung ương thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (03/04/2023 )
Phát triển sản phẩm OCOP để xây dựng nông thôn mới hiệu quả (30/03/2023 )
Kế hoạch xã đạt chuẩn nông thôn mới: Khó đạt mục tiêu (24/03/2023 )
Phát triển văn hóa nông thôn ở Núi Thành (14/03/2023 )
Vướng mắc trong xây dựng nông thôn mới (27/02/2023 )
Năm 2023 Núi Thành phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới (21/02/2023 )
Đổi mới xây dựng nông thôn mới (19/02/2023 )
Năm 2023, Quảng Nam phấn đấu có ít nhất 130 xã đạt chuẩn nông thôn mới (06/02/2023 )
Quảng Nam đề xuất các nhiệm vụ chương trình KH-CN phục vụ xây dựng nông thôn mới (02/02/2023 )
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9  
    
http://www.nuithanh.quangnam.gov.vn


Xem lịch âm