• Site
  • Web
Tìm
Chi tiết tin tức
Giới thiệu cuốn sách “Gia đình má bảy”:Tiểu thuyết / Tác giả Phan Tứ.- H. : Văn học, 2014.- 393tr.; 21cm.
Người đăng: Xuân Thương .Ngày đăng: 05/06/2023 .Lượt xem: 92 lượt.
Tác phẩm “Gia Đình Má Bảy” là một bức tranh khắc họa chân thực phong trào kháng chiến sôi nổi ở một xã khu V. Nhân dân ở đó là những con người đã giác ngộ để làm cuộc cách mạng tràn ngập lòng yêu nước, thể hiện ý chí kiên cường chống giặc. Khi đó, cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam đang chuyển sang thế tấn công và tác giả Phan Tứ đã làm làm rõ được quan điểm cách mạng của nhân dân ta, thể hiện b

Phan Tứ sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước tại Quảng Nam. Ông là một trong những nhà văn xuất sắc viết về đề tài chiến tranh cách mạng. Ông đã gắn bó mật thiết, sống và hy sinh cho cách mạng, cho đất nước và viết nên hàng ngàn trang sách, góp phần xứng đáng vào thành tựu chung của nền văn học cách mạng nước nhà. Thời kỳ đạn bom ác liệt của đất nước đã sản sinh ra những ngòi bút thép cho nền văn học phục vụ cách mạng, từ những ngòi bút ấy, các trang viết như tiếp thêm sức mạnh cho quân và dân ta trên trận tuyến chống giặc trường kỳ. Nhà văn Phan Tứ là một trong số ấy, ông đến với sáng tác văn học từ cái tên thật Lê Khâm, đến khi vào chiến trường miền Nam, ông mới lấy bút danh Phan Tứ, cho nên có thể nói sự nghiệp sáng tác của ông chia ra hai giai đoạn, mỗi giai đoạn gắn với một bút danh. 

Cuộc đời Phan Tứ là tấm gương sáng về lao động sáng tạo và nhân phẩm của một nhà văn cách mạng, một nhà văn chiến sĩ.” Chúng ta cùng điểm qua những tác phẩm của Phan Tứ như “ Trước giờ nổ súng”, “Bên kia biên giới”, “Về làng” , “Gia đình má Bảy” ,“Mẫn và Tôi”….

Phan Tứ càng được bạn đọc yêu mến với Gia đình má Bảy (1968). Tiểu thuyết đã phản ánh được toàn diện bước chuyển vĩ đại của cách mạng miền Nam đang chuyển sang thế tiến công. Ở Về làng, Phan Tứ phản ánh quá trình giác ngộ của quần chúng, còn ở Gia đình má Bảy ông hướng vào khối quần chúng cách mạng đã được giác ngộ để làm cuộc cách mạng. Với Gia đình má Bảy, Phan Tứ đã làm sáng tỏ chân lý “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”.

Từ những năm 1960, Mỹ bắt đầu leo thang chiến tranh ở Việt Nam nên cuộc chiến ở miền Nam cũng ngày càng khốc liệt. Chúng ồ ạt đưa quân vào miền Nam với tham vọng chiếm miền Nam làm bàn đạp tấn công ra Bắc hòng làm sụp đổ chế độ Chủ nghĩa xã hội mà ta đang xây dựng. Tiểu thuyết Gia đình má Bảy đã ra đời trong bối cảnh lịch sử đó, nó được viết vào khoảng tháng ba, tháng tư năm 1963. Đến năm 1965, Phan Tứ viết lại tiểu thuyết này và chính thức được xuất bản vào năm 1968. 

Tác phẩm “Gia Đình Má Bảy” là một bức tranh khắc họa chân thực phong trào kháng chiến sôi nổi ở một xã khu V. Nhân dân ở đó là những con người đã giác ngộ để làm cuộc cách mạng tràn ngập lòng yêu nước, thể hiện ý chí kiên cường chống giặc. Khi đó, cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam đang chuyển sang thế tấn công và tác giả Phan Tứ đã làm làm rõ được quan điểm cách mạng của nhân dân ta, thể hiện bước tiến lớn trong tư tưởng văn học. Nhà văn Phan Tứ là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học cách mạng giai đoạn từ năm 1964 đến sau 1975.

Nội dung cuốn sách là câu chuyện kể về xã Kỳ Bường trong những năm chống càn ác liệt. Kỳ Bường là một xã nhỏ thuộc vùng đồng bằng Trung Trung Bộ, đó là một vùng đất hẹp nằm kẹp giữa núi và biển, luôn bị nạn đói đe dọa nay phải oằn mình vì bọn xâm lược, tay sai. Đấy là gia đình má Bảy cùng hai người con, con trai và con gái.

Phan Tứ viết “Một gia đình nông dân nơi một làng nhỏ Kỳ Bường của miền Trung Trung Bộ. Một bà mẹ như trăm nghìn bà mẹ khác với đàn con… Và từ cái gia đình nhỏ ấy, từ chân dung bà mẹ ấy… Phan Tứ mở ra trước mắt chúng ta một bức tranh của miền Nam, của con người miền Nam giữa những tháng ngày quyết liệt, đòi hỏi một sự chọn lựa trước cái sống và cái chết. Một cuộc chiến đấu để giành lại từng thôn xóm, từng mảnh ruộng góc vườn, phá đi phá lại hàng chục lần một khúc rào ấp chiến lược, chống trả những cuộc càn đông hàng chục tiểu đoàn địch”.

Trong tiểu thuyết Gia đình má Bảy của Phan Tứ, ta gặp tư thế thứ nhất ở Út Sâm, tư thế thứ hai gặp ở nhân vật Ngọ. Út Sâm hồn nhiên, dũng cảm, say mê cách mạng còn hơn say mê người yêu đã bị giặc tra tấn khủng khiếp, nỗi đau thể xác Sâm và nỗi đau trong lòng má Bảy đã làm trào dâng sự thương cảm và kính phục. Rồi cảm hứng bi kịch ùa về khi chúng ta chứng kiến sự hy sinh thật đau thương và cao đẹp của Ngọ”. Nói về thử thách của nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết Gia đình má Bảy, “tình huống thử thách đã xuất hiện trong Gia đình má Bảy của Phan Tứ ở hai phương diện: thử thách mang tính tự thân và thử thách của ngoại cảnh. Má Bảy, Tư Sỏi và bao người dân trong vùng tạm chiếm đã đứng trước thử thách thứ nhất: lòng trung thành với cách mạng được thử lửa qua những ngày “tố cộng” khủng khiếp, bây giờ lại đứng trước những hoang mang dao động của bản thân mình để giữ trọn khí tiết của người cách mạng, má Bảy không phải không có những phút yếu lòng với tâm lý cầu an….Nếu tình huống thứ nhất đã khắc nghiệt thì tình huống thứ hai còn ghê gớm hơn, các nhân vật chính diện phải đối mặt với mất mát hy sinh và họ đã chiến thắng hoàn cảnh tàn bạo bằng ý chí bất khuất phi thường. Đây là hình ảnh má Bảy trước cảnh Út Sâm bị tra tấn tàn bạo…Cả má Bảy và Út Sâm đã không gục ngã trước thử thách, phẩm chất anh hùng như có sẵn trong trái tim họ và ngày càng được tôi luyện rắn chắc hơn.”

Phan Tứ và những tác phẩm của ông đã để lại dấu ấn đậm nét của một thế hệ nhà văn phục vụ cách mạng. Ngòi bút Phan Tứ miêu tả hiện thực một cách tỉnh táo nhưng lại có sự nhiệt huyết, niềm tin ở kháng chiến một cách bất diệt. Chính ông và những sáng tác của mình đã khẳng định được tinh thần con người Việt Nam trong thời kỳ lửa đạn, đã đóng góp lớn cho nền văn học nước nhà những tác phẩm về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang. Cuộc đời Phan Tứ là tấm gương sáng về lao động sáng tạo nghệ thuật và nhân phẩm của một nhà văn cách mạng, nhà văn chiến sĩ. Bạn đọc sẽ nhận ra những trải nghiệm bằng xương máu của tác giả, vẫn cảm nhận được tình yêu, lòng tin và sự gắn bó của nhà văn với nhân dân và đất nước. Phan Tứ đã chung thủy với đề tài chiến tranh cách mạng đến trọn đời.

Để thấy cái hay cái đẹp tác phẩm  của nhà văn Phan Tứ, xin mời quý bạn đọc đến thư viện huyện Núi Thành tìm đọc./.

[Trở về]

Các tin mới hơn:
Núi Thành tổ chức thành công Giải Cờ tướng Đại hội thể dục thể thao huyện Núi Thành lần thứ X năm 2025 (07/02/2025 )
Thí sinh Đỗ Thị Kim Trúc đoạt giải Nhất Chung kết liên hoan giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành Xuân Ất Tỵ (04/02/2025 )
Từ nông thôn mới đến đô thị giàu bản sắc (03/02/2025 )
Thách thức bảo tồn biển Tam Hải (31/01/2025 )
Công an huyện Núi Thành xử lý 63 trường hợp vi phạm nồng độ cồn (31/01/2025 )
Lãnh đạo huyện Núi Thành thăm và chúc tết Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam (31/01/2025 )
Ngư dân Núi Thành đoàn viên cùng gia đình đón tết (31/01/2025 )
Công đoàn Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tặng quà cho hộ nghèo xã Tam Sơn. (23/01/2025 )
Hải đoàn 21 Cảnh sát biển thăm, tặng quà tết ngư dân (23/01/2025 )
Lãnh đạo Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thăm, tặng quà tết tại Quảng Nam (16/01/2025 )
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Những ngày văn hóa Quảng Nam tại TP.Hồ Chí Minh: Đong đầy tình quê (05/06/2023 )
Núi Thành phát động hưởng ứng ngày Môi trường thế giới (05/06/2023 )
Mở những ô cửa giàu trí tưởng tượng (05/06/2023 )
Khai mạc giải Bóng đá Nhi đồng (U11) Cúp Nestlé Milo quốc gia năm 2023 tại Quảng Nam (05/06/2023 )
10 đội tham gia giải Bóng đá thiếu niên (U13) quốc gia Cúp Yamaha năm 2023 vòng loại khu vực Quảng Nam (05/06/2023 )
Ra mắt hãng taxi chạy điện đầu tiên tại Hội An (05/06/2023 )
Khám bệnh, tặng quà tại xã Tam Sơn (05/06/2023 )
Núi Thành: Tìm thấy thi thể học sinh lớp 8 đuối nước ở Bãi Rạng (05/06/2023 )
Lãnh đạo tỉnh và doanh nhân giao lưu với sinh viên Quảng Nam tại TP.Hồ Chí Minh (05/06/2023 )
Mát lành canh rong biển (05/06/2023 )
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
http://www.nuithanh.quangnam.gov.vn


Xem lịch âm