• Site
  • Web
Tìm
Chi tiết tin tức
Thuận An làng đẹp bên cửa biển
Người đăng: Xuân Thương .Ngày đăng: 13/08/2024 .Lượt xem: 25 lượt.
Từ xa xưa đến nay, làng Thuận An (xã đảo Tam Hải) được biết đến như một bức tranh đẹp về thắng cảnh, về người lao động sông nước. Với người phụ nữ chèo thuyền bán mắm, người đàn ông ngực trần rám nắng kéo từng mẻ lưới nặng tay, các thôn nữ dịu dàng dưới bóng dừa xanh “đánh bện” sợi dừa, các cụ già ngồi bỏm bẻm nhai trầu trước hiên nhà, nghe sóng biển rì rào như ngóng đợi con tàu đánh cá bình an tr

Theo nhịp sống thời gian,  nay làng Thuận An đã  đổi thay đi lên, trở thành vùng đất với nhiều tiềm năng du lịch mới, với nhiều ngành nghề mới được ra đời đem lại lợi nhuận cho người lao động làm cho bà con trên mảnh đất này càng tha thiết yêu làng, bám đất và giữ nghề biển truyền thống của cha ông.

Ông Nguyễn Ngọc Thọ, Bí thư chi bộ thôn Thuận An, cho biết: Thôn hiện có 497 hộ, 1604 nhân khẩu chia làm 9 tổ đoàn kết. Trên địa bàn thôn hiện có 1 di tích lịch sử quốc gia và 2 di tích cấp tỉnh đó là: Thắng cảnh Bàn Than - Hòn Mang - Hòn dứa, di tích nơi thành lập chi bộ Đảng Quang Ánh Minh, di tích Nghĩa địa cá ông và di tích Giếng cổ cũng đang được nghiên cứu tiến hành làm hồ sơ đề nghị các cấp thẩm quyền công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh. Trong niềm vui, tự hào về quê hương đổi mới ông cho biết thêm: “Đây là niềm tự hào của Nhân dân thôn nhà, hiện nay bà con cùng các đoàn thể đang ra sức bảo vệ, gìn giữ, làm đẹp, tổ chức lao động vệ sinh, quyét dọn sạch sẽ các nơi di tích và các con đường trong làng”.   

Bao nhiêu năm qua, dù có quá nhiều sự thay đổi nhưng thật vui ngôi làng Thuận An hiền hòa bên cửa biển An Hòa vẫn giữ được vẻ đẹp vốn có từ thuở xa xưa, từ cảnh sắc cho đến nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của một làng chài ven biển. Theo bước chân anh Thọ đến khu di tích thành lập chi bộ Quang Ánh Minh (nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Núi Thành), khu di tích rất sạch sẽ, thoáng mát, uy nghiêm đứng dưới rừng dừa. Được biết đây là nơi Đoàn Thanh niên địa phương và tuổi trẻ các nơi thường tìm đến tham quan, tìm hiểu học tập và sinh hoạt văn hóa, hát ca. Ra bãi Bàn Than ta nghe gió lộng từ biển Đông thổi vào thầm thì với những hàng dừa cao ngút, bãi bờ được chị em phụ nữ thường xuyên nhặt rác sạch sẽ như thể để đón khách về thưởng lãm quê hương…   

Tôi đã yêu ngôi làng bên cửa biển này từ cái ngày đầu tiên đặt chân lên đảo, tò mò bởi vẻ đẹp của khúc cuối của dòng Trường Giang trước khi đổ ra biển. Ngày ấy, tôi cứ men theo sông mà đi, hết sông rồi ra đến cửa biển vô tình rẽ hướng vào làng.

Ngày ấy, dẫn vào làng là con đường cát trắng tinh, mịn màng, hiếm thấy có xe máy, xe đạp. Vậy mà, chỉ sau thời gian ngắn thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh, các ngõ rẽ dẫn về làng đều đã được bê tông hóa sạch đẹp.

Làng hiếm có những ngôi nhà cao tầng, hầu hết là những ngôi nhà mái ngói khang trang sạch đẹp. Từng ngôi nhà ngăn cách nhau không phải bằng bức tường xi măng hay những tấm lưới sắt mà là những giàn hoa hay những hàng rào bằng cành cây xanh, tre nứa đều tắp. Điểm tô quanh hàng rào là những khóm hoa, cây kiểng càng toát lên vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của vùng thôn quê. Thỉnh thoảng, vào ngày nắng đẹp, những mẹ, những chị còn đem lưới ra phơi, mỗi khi gió thổi qua hàng lưới lung linh, phất phới tạo thêm vẻ đẹp thanh bình của xóm lao động. Một ngôi làng nhỏ bên cửa biển, giờ đây đã có nhiều thay đổi tươi đẹp. Người dân hiền hòa, chịu thương, chịu khó, đoàn kết thương yêu nhau tạo nên một cuộc sống an bình, hạnh phúc.

Khoảng không gian ở làng lúc nào cũng mang lại cho người ta cảm giác thật bình yên. Bà con ở đây sinh sống bằng nghề biển là chính nên quanh nhà lúc nào cũng được “trang trí” những ngư cụ phục vụ cho việc đánh bắt hải sản. Mấy năm trở lại đây, vẻ đẹp thanh bình như tranh vẽ của làng Thuận An bắt đầu thu hút du khách. Dân làng có thêm nghề mới: Làm du lịch.

Một vóc dáng của làng du lịch dần được hình thành. Người đến làng tham quan đông hơn. Cũng từ đó, bà con càng nâng cao ý thức tạo cảnh quan cho làng thêm xanh-sạch-đẹp.

Và một điều khá đặc biệt là cho dù có thay đổi thế nào, làng vẫn giữ được nét văn hóa của làng, như: các món ăn, các nghề làm mắm truyền thống, các lễ hội ở làng cũng được gìn giữ, duy trì, tạo nên giá trị văn hóa hết sức độc đáo. Cuộc sống và cách đối đãi, ứng xử với nhau của dân làng chân tình và thật lòng. Sáng sáng, người lớn đi biển, ra chợ, bán buôn, trẻ con đến trường. Ngày nghỉ, chúng kéo nhau ra phía khoảng đất trống để chơi những trò chơi mà chúng thích. 

Mùa lễ hội, làng thu hút rất đông du khách. Bà con ai nấy đều niềm nở đón khách. Họ vui mừng mời khách, sẵn sàng chia sẻ những nét văn hóa đặc sắc ở làng mình với tất cả niềm vui, niềm tự hào.

Rồi còn cả sự phong phú về nguyên liệu để chế biến các món ăn từ biển như cá, tôm, cua ở ngôi làng bên sông cũng có sức hút đối với du khách. Thỉnh thoảng ban đêm, những người đàn ông ở làng còn chịu khó ra sông đánh bắt cá, tôm để kịp mang về cho phụ nữ trong nhà mang ra chợ bán. Có khi ai đó may mắn đi chợ sớm cũng dễ bắt gặp những mớ cá, mớ tôm tươi roi rói do bà con ở làng bên sông này chài lưới được mang đi bán.

Dân làng thường nói với nhau, sống ở đây không lo bị đói, chỉ có lười lao động mới dẫn đến cái nghèo. Tự nhiên thấy vui vui.

Chiều lang thang về làng, nhớ lại khoảng thời gian mười mấy năm về trước, càng thấy làng bên sông đẹp lên mỗi ngày. Chỉ mong sao cùng với sự phát triển của cuộc sống và việc đô thị hóa ở các làng quê vùng ven thành phố không làm mất đi vẻ đẹp vốn có của ngôi làng nhỏ bên cửa biển này./.

 

Tác giả: Lê Văn Huân

[Trở về]

Các tin mới hơn:
Xã đảo Tam Hải “chờ” nước sạch (23/09/2024 )
Xã Tam Giang nhất toàn đoàn Giải cầu lông - cờ tướng đảng viên huyện Núi Thành (23/09/2024 )
Cẩm Nhung, nữ sinh Núi Thành thủ khoa đầu ra ngành Tâm lý học VNU-USSH (23/09/2024 )
Lan tỏa lòng nhân ái từ "Bếp chay 0 đồng" ở thị trấn Núi Thành (23/09/2024 )
Núi Thành vinh danh những tấm gương hiếu học, dạy giỏi (19/09/2024 )
Núi Thành: bảo đảm an toàn neo đậu tàu, thuyền ứng phó mưa bão (19/09/2024 )
Núi Thành: Tiếp nhận 173 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục thiên tai (19/09/2024 )
Áp thấp nhiệt đới di chuyển nhanh, sắp mạnh lên thành bão (18/09/2024 )
Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão (18/09/2024 )
Hàng trăm ngôi mộ ở xã Tam Hải có nguy cơ biến mất do sạt lở (17/09/2024 )
    
1   2   3  
    
Các tin cũ hơn:
Mỳ Quảng được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (13/08/2024 )
Người làm cầu nối văn hóa đọc ở Núi Thành (13/08/2024 )
Hội LHPN xã Tam Xuân 2 tổ chức thành công buổi tuyên truyền Đề án 938, 939 (12/08/2024 )
Tam Xuân 2 tổ chức hội trại chào mừng 30 kỷ niệm thành lập xã (12/08/2024 )
PC Quảng Nam bàn giao nhà tình nghĩa tại xã Tam Hải (12/08/2024 )
Đoàn văn nghệ sĩ, cán bộ khoa giáo Khu V thời kháng chiến chống Mỹ viếng hương Khu lưu niệm Chủ tịch nước Võ Chí công (08/08/2024 )
Hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền xã với tiểu thương tại chơ mới Tam Mỹ Đông (05/08/2024 )
Không để ai sống trong nhà tạm bợ (05/08/2024 )
Xã Tam Trà tổ chức lễ hội múa cheo của đồng bào Co (05/08/2024 )
Núi Thành triển khai các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu (05/08/2024 )
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
http://www.nuithanh.quangnam.gov.vn


Xem lịch âm